Học Ki Quân Đội
Quả thật, khi phong trào không còn là hoạt động để cho các em một cơ hội để trưởng thành và phát triển tích cực, khi phong trào không còn là hoạt động mà mục tiêu giáo dục phải được đặt trước những mục tiêu kinh doanh lời lỗ thì phát sinh nhiều “chiêu trò” lạ lẫm; Khi ai đó nghĩ rằng học kì quân đội là “chiếc bánh” ngon lành thì họ đã bắt đầu có những lệch lạc khi cứ mãi tìm đủ mọi cách để giành giật học viên, lừa dối phụ huynh, quảng cáo phô trương, kệch cỡm. Đáng buồn thay, khi phong trào không còn là hoạt động trong sáng với tinh thần làm cho các em bằng cái tâm của người làm giáo dục mà nhuốm màu “tài chính” với đủ hình thức chiêu trò giả tạo thì người hứng chịu hậu quả nhiều nhất chính là các em.
Đó là một thực trạng đáng quan tâm và chia sẻ. Mọi sự vật đều thay đổi và sáng tạo sẽ làm cho mọi thứ trở nên thực tiễn hơn. Học kì quân đội cũng thế, nếu phong trào mà sự sáng tạo theo thực tiễn không được đề cao thì chắc chắn một điều rằng: phong trào đó đã nảy sinh nhiều điều đáng quan tâm. Thử xem, Mùa hè xanh từ xóa mù chữ đến sinh hoạt thiếu nhi, từ làm nhà tình thương đền xây những chiếc cầu bê tông đầy giá trị, từ địa bàn chỉ 1 vài huyện ngoại thành TP đến khắp các vùng miền, đến cả nước bạn Lào anh em, từ huy động tài trợ đến vận động đồng hành để trực tiếp chia sẻ..v.v. bao mùa chiến dịch trôi qua, từng chiến sỹ của bao nhiêu mặt trận vẫn đong đầy những hình ảnh tự hào khi tham gia chiến dịch.
Học kì quân đội còn quá trẻ, chỉ hơn 4 năm. Vẫn còn thời gian dài để hoàn thiện và định hình, phát triển. Thay vì cứ làm đi, cứ sáng tạo đi để làm đẹp cho học kì quân đội làm tốt cho 1 phong trào và để thực tế chứng minh giá trị tồn tại thì lại cứ mãi tìm cách chiêu dụ, đánh giá nhau, lừa dối rồi tung hê những ý đồ kinh doanh ẩn nấp dưới vỏ bọc chuẩn này, chuẩn nọ..v.v.
Một số phụ huynh nhìn nhận về khóa học như một "chiếc đũa thần" nhiệm màu. Họ kỳ vọng chỉ cần học ở đây, trẻ sẽ biến đổi tâm tính hoàn toàn từ xấu trở thành tốt, trong khi bố mẹ không có thời gian chăm sóc đến con. Thậm chí nhiều teen sau khi đi học có những biến đổi tích cực thời gian đầu, song về đến nhà tiếp tục được nuông chiều nên "ngựa quen đường cũ". Chứng kiến cảnh này, cha mẹ lại đâm ra thất vọng.
Như trường hợp của em Dũng từng tham gia hoc ki quan doi do Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam (quận 3, TP HCM) tổ chức. Sau khi học lớp Bộ sinh sơ cấp về, em đã biết tự giác gấp mùng mền, chăn chiếu và rửa chén giúp mẹ. "Nhưng được mấy hôm thôi, rồi mẹ bảo không cần phải vất vả, cứ để cho người giúp việc làm. Thế là em cũng thôi luôn", cậu bé 14 tuổi hồn nhiên kể.
Trên một trang diễn đàn làm cha mẹ, phụ huynh có nick name Kim Thuy cũng than thở: "Năm ngoái chắt chiu cả tháng lương để dành cho con trai tham gia học kì quân đội. Về đến nhà, được mấy ngày đầu cháu rất ngoan, có vẻ tiến bộ rõ rệt, biết giúp đỡ và thương bố mẹ hơn, nhưng khoảng một tuần sau thì đâu lại vào đó. Tôi nghĩ chương trình 10 ngày chưa đủ mà nên là một hoặc 2 tháng".
Học kì quân đội,hoc ki quan doi,quân đội nhân dân,quân phục quân đội, quân đội việt nam, ngân hàng quân đội,phụ nữ quân đội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét