Học Kì Quân Đội
Rất nhiều cuộc gọi của Phụ huynh và các cơ sở đoàn trong suốt hơn tháng qua, chung quanh chỉ một ý quan trọng “học kì quân đội của Trung tâm TTN miền Nam” đang giới thiệu có khác gì với các hoc ki quan doi mà chúng tôi thấy cũng có giới thiệu khắp nơi”. Cũng nhiều ý kiến trao đổi qua lại, cũng đề nghị nào là nên xác định tác quyền của học kì quân đội, nên ra thông báo đề nghị các đơn vị khác không được sử dụng tên gọi Học kỳ quân đội, nào là phải đăng báo để giải thích cho mọi người hiểu về Học kỳ quân đội..v..v.
Các nhà tổ chức cứ trăn trở những điều ấy, thế nhưng có một điều mà mọi người lại ít quan tâm: học kì quân đội sẽ làm những gì cho các bạn trẻ, sẽ làm sao để trở thành một hoạt động giáo dục hay, hấp dẫn, thu hút nhiều đối tượng từ những em học sinh thành phố đến những em nghèo nông thôn, từ những em đã từng được ấp ủ trong vòng tay yêu thương, đầy đủ của cha mẹ, gia đình đến những em học sinh còn chưa đủ cái ăn, cái mặc hằng ngày, để học kì quân đội không phải là “Chương trình bạc triệu” như lời 1 Cựu chiến binh đã nói khi cầm lá đơn xin giảm học phí nộp cho cháu mình tham gia…
Tôi nhớ khi còn đang công tác ở Thành Đoàn Tp.HCM, cũng có 1 vài ý kiến đề nghị xác định xem ai là tác giả của Mùa hè xanh khi còn là Chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè, khi đó đã trở thành 1 chương trình tình nguyện thu hút rất đông đảo sự quan tâm của xã hội. Lúc đó, các đồng chí trong Ban thường vụ Thành Đoàn đã kết luận, đại ý, cũng chẳng nên chú ý quan tâm nhiều đến chuyện ai là tác giả, hãy cố gắng, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, mỗi người hãy đóng góp cho Mùa hè xanh trong học kì quân đội ngày càng phát triển sâu và rộng hơn. Đó mới là cách để cho 1 phong trào tồn tại và phát triển…
Đêm thứ 3 của hoc ki quan doi thanh thiếu niên được gọi bằng cái tên trìu mến "Đêm gia đình". Trong sự cô tịch của vùng núi đồi vốn là địa bàn đóng quân của Sư đoàn 309 (Đồng Nai), khi lời bài hát "lung linh lung linh tình mẹ tình cha, lung linh lung linh cùng một mái nhà" vang lên cũng là lúc những giọt nước mắt thương nhớ gia đình của các em tức tưởi rơi xuống. Những cậu ấm cô chiêu khóc òa ôm lấy đồng đội của mình, âm thanh chỉ còn là những nấc nghẹn ngào.
Trong số 320 bạn trẻ từ khắp cả nước tham gia học kỳ quân đội bộ binh sơ cấp lần này, cậu bé 17 tuổi Lê Thái Sơn (quận 10, TP HCM) tỏ ra "chơi trội" hơn hẳn bạn bè bởi vẻ nghịch ngợm, tếu táo với cá tính lạnh lùng. Ấy vậy mà đến phút hồi tâm, đôi mắt em đỏ hoe, những giọt nước mắt tuôn rơi khiến mọi người vừa ngạc nhiên vừa cảm động.
"Con có lỗi với bố, con biết lỗi rồi. Bố tha thứ cho con nhé. Con thương bố và em lắm...", những lời nói xuất phát tự đáy lòng của đứa con xưa nay chưa bao giờ biết nhường nhịn ai khiến ông Hải (bố của Sơn) cũng không cầm được nước mắt. Ở đầu dây điện thoại bên kia ông cũng nghẹn ngào: "Nghe con nói vậy, bố mừng lắm".
Dáng người cao gầy, đôi mắt vẫn đỏ hoe, giọng run run, cậu bé tuổi 17 tâm sự với VnExpress.net, ba mẹ em ly thân từ khi em còn rất nhỏ. Mẹ rời Việt Nam sang Nga sinh sống để lại hai anh em cho một tay bố nuôi nấng dạy dỗ. Kinh tế gia đình tương đối khá, song một phần do thiếu tình thương mẫu tử, một phần đua đòi cùng bạn bè nên cậu công tử chỉ biết vòi vĩnh sắm sửa và tụ tập với bạn bè xấu ăn chơi lêu lổng làm cho bố khổ mọi bề.
Học kì quân đội,hoc ki quan doi,quân đội nhân dân,quân phục quân đội, quân đội việt nam, ngân hàng quân đội,phụ nữ quân đội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét